Thời kỳ góa phụ Thuần_Dụ_Cần_phi

Năm Ung Chính thứ 4 (1726), Cần tần Trần thị được thụ tấn Cần phi (勤妃)[3]. Đến khi Càn Long Đế vừa lên ngôi, năm đầu tiên (1736) đã quyết dụ tôn Tứ đại Thái phi, gồm Hoàng quý phi Đông thị, Quý phi Qua Nhĩ Giai thị, Mật phi Vương thị cùng Cần phi[4]. Tháng 11 cùng năm, tuyên sách chính thức, Cần phi Trần thị được định tôn làm Thuần Dụ Cần phi (純裕勤妃), lễ làm ở Ninh Thọ cung, do Càn Long Đế đích thân ngự Thái Hòa điện duyệt sách bảo[5].

Sau khi Ung Chính lên ngôi, các Thái phi có con như Huệ phi, Nghi phi, Vinh phiĐịnh phi đều xuất cung đoàn tụ với con cháu, an hưởng tuổi già, riêng chỉ có Cần phi cùng Thuận Ý Mật phi - mẹ của Dận Lộc, vẫn trú trong Ninh Thọ cung cùng với các vị Thái phi không con khác. Hàng năm vào những dịp được Hoàng đế cho phép, bà sẽ xuất cung đến sống tại phủ của con trai một thời gian. Dưới thời Càn Long, hai Thân vương là Dận Lộc, Dận Lễ cũng từng dâng tấu xin Hoàng đế cho phép đón Cần phi cùng Mật phi về phủ phụng dưỡng như lệ thường. Tháng 12 (ÂL) năm Càn Long thứ 13 (1748), Càn Long hồi đáp:

九月间庄亲王、果亲王曾奏请各迎养母妃于邸第,朕以为两位太妃向在宁寿宫居住,朕正当仰承皇考先志,祗敬奉养,在二王之意,必以宁寿宫为太后应居之宫,故有是请,朕闻奏心甚不安,及奏闻太后,亦以为必不可行,是以未允。今再四思维,人子事亲,晨昏定省,诚欲各遂其愿,若不允其迎养之请,则无以展二王之孝思。若允二王之请,迎养太妃于府第,则朕缺于奉养,此心实为歉然。自今以后,每年之中,岁时伏腊,令节寿辰,二王及各王贝勒可各迎太妃太嫔于府第。计一年之内,晨夕承欢者,可得数月,其余仍在宫中。如此,则王等孝养之心与朕敬奉之意,庶可两全。向后和亲王分府时,亦照此礼行。

.

Hồi tháng 9, hai vị Trang Thân vương và Quả Thân vương tấu thỉnh xin nghênh đón Mẫu phi về phủ đệ phụng dưỡng. Trẫm được biết, hai vị Thái phi đang sống tại Ninh Thọ cung. Trẫm đang lúc thực hiện di nguyện của Hoàng khảo, muốn hiếu kính phụng dưỡng hậu cung tiền triều. Nay nghe tấu vắn của các Vương gia, trong lòng trẫm rất bất an, lại theo ý chỉ của Thái hậu, e rằng khó có thể thực hiện.

Nếu trẫm không đồng ý để các Thân vương đón mẹ về phủ, thì vô tình cản trở tấm lòng hiếu thảo của hai vị. Còn nếu đồng ý tức là trẫm đang tắc trách trong việc hiếu kính với các Thái phi, khiến tâm trẫm vô cùng áy náy. Vậy từ nay về sau, vào các dịp lễ tết hoặc thọ thần, cho phép hai vị và tất cả các Vương gia, Bối lặc đón các Thái phi, Thái tần về phủ, sớm tối hầu hạ.

Như vậy, chư vị Vương gia có thể tận hiếu mà tấm lòng phụng dưỡng của trẫm cũng được vẹn toàn. Sau này phủ của Hòa Thân vương Hoằng Trú cũng chiếu theo lễ này mà làm theo.

— Hồi đáp Càn Long Đế đến Trang, Quả nhị Vương

Năm Càn Long thứ 18 (1753), ngày 20 tháng 12 (âm lịch), Thuần Dụ Cần phi Trần thị qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi. Căn cứ Nội vụ phủ tấu án (内务府奏案) ghi lại, ngày 13 tháng 4 năm thứ 19, có xuất hiện một hồ sơ chữ Mãn tên ["Tấu vi Cố Luân công chúa tống Cần Thái phi kim quan phái Nội vụ phủ Đại thần sự đẳng nhị kiện"; 奏为固伦公主送勤太妃金棺派内务府大臣事等二件]. Từ đây một số nhận định cho rằng, Cố Luân Hòa Kính Công chúa những năm đầu là do Cần Thái phi nuôi dưỡng.

Do con trai Dận Lễ được phong Vương, lại còn có quân công nên Cần phi ở trong cung khá được thiện đãi. Khi Khang Hi Đế qua đời, có chỉ dụ các Vương có thể đón mẹ già Mẫu phi của mình phụng dưỡng trong phủ, vì thế vào năm Càn Long thứ 13, Dận Lễ đã tấu thỉnh xin cho mẹ mình đến Vương phủ, tuy nhiên Càn Long Đế lại cự tuyệt, chỉ cho phép vào dịp Tết nguyên đán và sinh thần là có thể đến Quả vương phủ. Gia đình bà cũng được ưu đãi một chút. Từ cuối triều Ung Chính, nhà họ Trần từ Bao y chuyển thành Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, cho [Thế quản Tá lĩnh], tức kế vị chức Tá lĩnh vĩnh viễn, họ Trần dần cũng được sửa thành 「Trần Giai thị; 陳佳氏」[6].